Đôi nét về tượng phật Văn Thù bồ tát và Phổ Hiền
I. Đôi nét về tượng phật Văn Thù Bồ tát
Văn Thù là gọi tắt, nếu gọi đủ phải là Văn Thù Sư Lợi hoặc Mạn Thù Thất Lợi, là từ dịch theo âm tiếng Phạn Majusri, còn dịch theo ý là “Diệu Đức” hoặc “Diệu Cát Tường”. Văn Thù Bồ tát là thị giả đứng bên hông trái của Đức Thích Ca Mâu Ni, chuyên trách trí đức và chứng đức trong Phật giáo. Theo truyền thuyết thì trong hàng các Bồ tát, bất cứ về phương diện trí tuệ hay biện tài, Văn Thù đều đứng đầu, nhân đó Ngài còn có mỹ danh là “Đại Trí Văn Thù”. Hình tượng Bồ tát kết năm nhục kế, tay cầm bửu kiếm, ngồi trên bảo tòa liên hoa, cỡi sư tử. Hình tượng này biểu hiện trí tuệ cao thâm và biện tài bén nhọn cùng khí thế uy mãnh của Bồ tát Văn Thù. Theo phẩm “Bồ tát trụ xứ” trong kinh Hoa Nghiêm thì trụ xứ của Bồ tát Văn Thù ở phía Đông Bắc núi Thanh Lương. Theo Phật giáo Trung Quốc thì Văn Thù được liệt vào một trong bốn đại Bồ tát. Theo truyền thuyết dân gian người Hoa thì Ngài hiển linh thuyết pháp tại đạo tràng ở trên núi Ngũ Đài tỉnh Sơn Tây.
II. Tượng phật Phổ Hiền Bồ tát :
Là từ dịch theo nghĩa của tiếng Phạn Samantabhadra, hoặc còn dịch theo ý cách khác là “Biên Cát”, còn dịch theo âm là “Tam Man Đa Bạt Đà La”. Bồ tát Phổ Hiền là thị giả bên hông phải của Đức Thích Ca, chuyên môn thủ hộ lý đức và hạnh đức. Theo thuyết giáo thì Ngài có đức diên mệnh, phát 10 điều đại hạnh nguyện, cho nên cũng còn có mỹ danh là “Đại Hạnh Phổ Hiền”. Trong Phật giáo Trung Quốc thì Phổ Hiền là một trong bốn đại Bồ tát. Tương truyền Ngài hiển linh thuyết pháp tại đạo tràng ở chùa Vạn Niên núi Nga My tỉnh Tứ Xuyên. Tượng Bồ tát Phổ Hiền được tạc cỡi con voi sáu ngà, chân đạp trên một tòa sen ba thước. Bồ tát Phổ Hiền ngồi trên một đài hoa sen đặt trên lưng voi, tay cầm ngọc như ý.
>>Xem thêm các mẫu tượng văn phù – thổ hiền <<< tại đây