skip to Main Content
Menu
0973.912.102 truyenthongsondong@gmail.com

TAM TÒA THÁNH MẪU – SỰ TÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA 3 VỊ THÁNH MẪU

Tam Tòa Thánh Mẫu phổ biến trong văn hóa dân gian và tín ngưỡng trên thế giới. Đặc biệt là ở các nước Á Đông. Ba vị Thánh Mẫu thường được tôn vinh với vai trò là những bậc thánh hiền. Bởi họ bảo vệ và ban phước cho con người. Đó là hình tượng của người mẹ hiền luôn yêu thương, và bảo vệ các con. Trong đó chúng ta phải kể đến phong tục thờ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu. Tam tòa thánh mẫu là ai? Sự tích của tượng mẫu thương thiên, tương mẫu thượng ngàn và tượng mẫu thoải. Ý nghĩa của 3 vị thánh mẫu là gì? Cùng Đồ Thờ Việt tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

TAM TÒA THÁNH MẪU GỒM NHỮNG VỊ NÀO?

Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở hầu hết các thần, điện phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ Phủ. Ba vị thánh mẫu thuộc hàng thứ 3 trong ban Tam phủ công đồng. Ba thánh mẫu gồm:

  • Mẫu Thượng thiên với sắc áo đỏ: Tượng trưng cho miền Trời (Thiên phủ)
  • Mẫu Thượng ngàn áo xanh: tượng trưng cho miền Rừng (Nhạc phủ)
  • Mẫu Thoải phủ áo trắng: tượng trưng cho miềnNước (Thoải phủ)
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu

Tam Tòa Thánh Mẫu

Thượng Thiên hay Mẫu Đệ nhất

Là vị Thánh Mẫu quản miền trời, có quyền năng tạo ra mưa, gió, sét chớp. Nghĩa là cai quản Mẫu Tứ Pháp. Vì là người có quyền năng thống lĩnh vực tự nhiên. Nên Thượng Thiên giúp ích lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng rừng của nước ta. Nên đền thờ mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên có ở khắp nơi. Nhưng lớn và linh thiêng nhất vẫn là nơi Mẫu trăng trần hoặc hiển linh, lưu dấu tích. Mẫu Thượng Thiên ở chính giữa tam tòa với đặc trưng tượng mẫu Thượng Thiên màu đỏ. Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch, tức là ngày Mẫu hóa trong lần giáng sinh thứ hai. Ngoài ra, ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng.

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Bà là vị Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cối và chim, thú. Nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Ngày 20/9 âm lịch hằng năm đều diễn ra Lễ hội Đệ Nhị. Bà có hình tượng Mẫu Đệ Nhị ngồi bên tay trái và mặc áo màu xanh. 

Mẫu Thượng Ngàn có nhiều tên gọi như Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu,…

Mẫu Thoải hay Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy

Là Thánh Mẫu cai quản miền sông nước. Bà gắn liền với đời sống sông nước của người dân thời xưa tới bây giờ. Thánh Mẫu Thoải thường ngồi bên phải của bàn thờ Tam Tòa. Với hình ảnh tượng Mẫu Thoải mặc áo trắng và ngày hội của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch hằng năm.

Ta thấy trong Tam tòa Thánh Mẫu không có sự xuất hiện của Mẫu Địa. Theo giả thuyết “Thiên – địa đồng quy” (Đất trời là một), Mẫu Thượng Thiên cai quản cả địa phủ. Lại có quan điểm cho rằng, Mẫu Địa chính là Mẫu Thượng Ngàn bởi rừng thuốc về đất.

SỰ TÍCH VỀ TƯỢNG TAM TÒA THÁNH MẪU

Mẫu Đệ Nhất – Tượng Mẫu Thượng Thiên 

Thánh Mẫu (Bà Chúa) Liễu Hạnh. Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng, Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa. Ba lần giáng sinh phàm trần:

  • Lần thứ nhất: Bà giáng vào nhà họ Phạm. Tên là Phạm Thị Tiên Nga ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Do vâng mệnh giáng sinh, bà sống ở đó được bốn mươi năm.
  • Lần thứ hai: Bà giáng vào nhà họ Lê. Cải từ họ Trần, tên là Lê Thị Thắng, hiệu Giáng Tiên. Bà ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Do lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị trích giáng. Và kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời.
  • Lần thứ ba: Bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa. Ddo tình nguyện hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang. Bà sống được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.

Sau đó bà hiển linh giúp dân giúp nước. Nên được các triều đại sắc phong là : “Mã Hoàng Công Chúa, Thượng Đẳng Tối Linh Tôn Thần”. Dưới triều vua Lê Thần Tôn, bà được sắc phong là “Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Vi Bách Thần Chi Thủ” (triều vua Lê Thần Tôn). Triều vua Lê Huyền Tôn, bà  “Hộ Quốc Bình Nhung Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương” (triều vua Lê Huyền Tôn). Bởi vậy trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu mới có hát rằng:

“Thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên

Sắc phong Chế Trắng xe loan ngự về

Phủ Dày, Vân Cát thôn quê

Nghĩa Hưng, Thiên Bản họ Lê cải trần

Hình dung cốt cách thanh tân

Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy”

Mẫu Thượng Thiên

Mẫu Thượng Thiên

Đền thờ tượng Mẫu Thượng Thiên –  Liễu Hạnh có ở khắp mọi nơi. Nhưng nơi chính vẫn là nơi Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích. Như Phủ Nấp Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định (là nơi Mẫu giáng trần lần đầu tiên). 

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Thánh Mẫu (Bà chúa) Sơn Lâm. Bà vốn là con Vua Đế Thích. Lần đầu hạ phàm bà là Quế Hoa Mị Nương công chúa, con Vua Hùng Vương. Theo sự tích khi sinh bà ra, Hoàng Hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà. Nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa. Sau khi sinh được bà thì Hoàng Hậu cũng qua đời. Do đó, bà quyết chí tu hành, không kết duyên. Về sau cùng mười hai nàng thị nữ vào rừng sâu, được lão tổ truyền đạo. Lần thứ hai bà giáng sinh vào cửa nhà họ Cao, một người tù trưởng trên đất Yên Bái.

Mẫu Thượng Ngàn

Mẫu Thượng

Sau đó nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, biết lên rẫy đi rừng, làm ruộng bậc thang. Do đó, bà được nhân dân suy tôn là: “Diệu Tín Thuyền Sư Diệu Nghĩa Tàng Hình”. Hay có một tên khác là “Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều”. Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là: “Lê Mại Đại Vương”. Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:

“Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên

Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông

Hình dung nhan sắc khác thường

Giá danh đổi một hoa vương khôn bì

Biết đâu lá thắm thơ bài

Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân”

Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng. Nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. 

Mẫu Đệ Tam – Tượng Mẫu Thoải Cung

Thánh Mẫu (Bà Chúa) Thoải Phủ. Bà vốn là con Vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Nghe lời tiểu thiếp Thảo Mai, Kính Xuyên vu cho bà thất tiết. Đem bà đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng. Mà còn gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Bà bèn nhờ Liễu Nghị mang thư kể hết sự tình về cho vua cha. Sau đó bà được minh oan, kết duyên cùng Liễu Nghị. Còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt.

Tượng Mẫu Thoải Phủ

Tượng Mẫu Thoải Phủ – Mẫu Tam Đệ

Khi ở chốn Động Đình, bà vốn là con vua cha Bát Hải. Nên được gọi là: “Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ”. Sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa”. Vậy nên trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu cũng có hát rằng:

“Thỉnh mời Đệ Tam Thánh Tiên

Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung

Kính Xuyên sớm kết loan phòng

Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan

Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian nan

Vàng mười nỡ để lầm thang sao đành”

Đền thờ tượng Mẫu Thoải có khá nhiều. Nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển. Chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. 

Ý NGHĨA CỦA 3 VỊ THÁNH MẪU

Việc thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc. Không chỉ trong tâm thức của người Việt mà còn trong văn hóa tâm linh của Việt Nam.

Tam Toàn Thánh Mẫu

Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu

Đầu tiên là thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Nhờ các vị thần cai quản mà mưa thuận gió hòa để con người an tâm chăm lo sản xuất, trồng trọt.

Việc thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu là cầu mong mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, còn mong cầu thuận buồm xuôi gió cho người làm nông, ngư, và lâm nghiệp. Song song với đó là cầu mong được bảo vệ và chữa lành trong cuộc sống. Ba vị Thánh Mẫu được coi là những người bảo vệ con người khỏi mọi hiểm nguy và bệnh tật. Nên được người dân rất tôn kính, thờ phụng cẩn thận.

Từ xa xưa, tín ngưỡng thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu đã đi sâu vào tiềm thức người Việt. Với ý nghĩa hướng về cội nguồn đất mẹ. Là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng, khao khát. Mong muốn được giải thoát bản thân khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội xưa.

Back To Top