skip to Main Content
Menu
0973.912.102 truyenthongsondong@gmail.com

RẰM THÁNG 7 – Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC VU LAN BÁO HIẾU 

Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Vu Lan báo hiếu, một ngày lễ lớn trong Phật giáo Việt Nam. Với ý nghĩa là tôn kính và tri ân công ơn sinh thành của ông bà, bố mẹ. Trong tín ngưỡng tâm linh, ngày này cũng là ngày “xá tội vong nhân” với lễ cúng trang trọng. Vì thế, hầu hết mọi người đều làm mâm cơm cúng mời linh hồn người khuất trở về hưởng thụ cơm canh, nhận quần áo, tiền bạc,….Vậy thì ngày rằm tháng 7 có ý nghĩa như thế nào? Những điều cấm kỵ trong ngày này là gì? Mâm cúng gia tiên chay đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Hãy cùng Đồ thờ Việt tìm hiểu dưới đây nhé!

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 là ngày 15.7 âm lịch. Ngày này có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo tín ngưỡng Việt Nam, ngày này gọi là lễ Vu Lan, mùa báo hiếu. Thời hậu Đông Hán có một Đạo giáo, họ gọi ngày này là tiết Trung Nguyên. Ngày nay còn được gọi với cái tên ngày Xá tội vong nhân, tháng cô hồn. 

Rằm Tháng 7

Rằm tháng 7

Nguồn gốc và Ý nghĩa của Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 – Lễ Vu Lan

Với câu chuyện dân gian xưa kể về câu chuyện của Bồ tát Mục Kiền Liên – Một trong những đệ tử giỏi của Đức Phật. Khi nghe tin mẹ của mình bị lưu đày ở kiếp Ngạ Quỷ, ông đã dùng phép để tìm và dâng cơm đến cho mẹ. Tuy nhiên, vì nghiệp báo của mình, khi vừa đến miệng bà thì cơm lại biến thành tàn lửa. Vì thương mẹ, ông tìm đến Phật để hỏi cách cứu mẹ.

Phật bảo: “Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ đâu. Chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong cứu giải được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các vị chư tăng. Hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.”

Sau khi nghe lời Phật dạy, ông đã thực hiện và cứu được mẹ của mình. Từ đó về sau, ngày rằm tháng 7 được coi là ngày báo hiếu cha mẹ. Và trong đại lễ Vu Lan, mọi người thường thực hiện nghi thức cài bông hồng trên áo và thả đèn hoa đăng nhằm cầu nguyện, mong muốn mọi điều tốt đẹp, an lành đến với ông bà, cha mẹ. 

Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan – Vu Lan báo hiếu

Rằm tháng 7 – Ngày “Xá tội vong nhân”

Theo “Phật thuyết Cứu bạt diệm khẩu Ngạ quỷ Đà La Ni Kinh”, khi A Nan đang ngồi tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước tới. Quỷ nói với A Nan rằng 3 ngày sau ông sẽ chết và luân hồi thành ngạ quỷ như nó. A Nan quá sợ hãi khi nghe tin này, ông hỏi nó làm cách nào để tránh khỏi khổ đồ. Quỷ nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ một đứa một hộc thức ăn, vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ tăng thọ mà tôi cũng được sanh về cõi trên.” A Nan đem chuyện này thưa với Đức Phật, Phật liền đặt bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni” để tụng trong lễ cúng để thêm phúc phần. 

Từ đó, ngày Xá tội vong nhân đã trở thành nghi thức truyền thống trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Với ý nghĩa cung cấp thức ăn, cầu mong những vong hồn sớm được siêu thoát. Qua đó, thể hiện lòng nhân ái, cứu khổ theo đạo lý tốt đẹp của người dân Việt ta. 

Xá Tội Vong Nhân

Ngày Xá tội vong nhân

Cách cúng Rằm tháng 7 – Cúng gia tiên 

Cúng rằm tháng 7 đã trở thành phong tục, tín ngưỡng của mỗi gia đình người Việt. Ngày cúng và lễ vật tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà, nhưng quan trọng nhất là sự thành tâm, cảm tạ chân thành, ý niệm tốt đẹp của gia chủ với trời Phật, thần linh. 

Thời gian nào cúng thì phù hợp?

Theo các chuyên gia về phong thủy, lễ cúng gia tiên, Phật nên được thực hiện vào ban ngày, khoảng 11 – 12 giờ trưa. Khoảng thời gian này, vong linh người thân được Thổ thần mở cửa để hưởng thụ lộc mà không bị các cô hồn, dã quỷ quấy rầy. 

Đối với lễ cúng cô hồn, gia chủ nên cúng vào buổi chiều tối, khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ thì tốt nhất. Tuy nhiên, cúng Rằm vào ngày nào thì không quá khắt khe, nhưng buổi cúng cô hồn phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 15.7 Âm lịch. 

Mâm cúng ngày rằm

Vào ngày lễ Vu Lan, các gia đình theo đạo Phật thường chuẩn bị mâm lễ cúng Phật, gia tiên và cúng thí thực. 

  • Mâm cúng Phật: ngũ quả, cơm chay, xôi, canh nấm, rau củ xào,…
  • Mâm cúng thần linh: trái cây, hoa tươi, xôi, gà luộc, trà, rượu,..
  • Mâm cúng gia tiên: mâm cơm như bình thường, tùy vào điều kiện và mong muốn của gia chủ. Món chay hay món mặn đều được. 
  • Mâm cúng chúng sinh: muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, kẹo bánh, tiền lẻ, nhang, nến,… Lưu ý, mâm cúng chúng sinh nên là đồ chay, tránh cúng đồ mặn để không khơi dậy tham, sân, si ở các vong hồn. Lễ cúng thường được bày ở ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Sau khi cúng xong thì gạo, muối thì được vãi ra sân, còn vàng mã thì đem đốt. 

Gợi ý các món chay có thể nấu trong mâm cúng ngày rằm 15.7 Âm lịch

Để làm các món chay thường rất cầu kỳ bởi vì có nhiều loại gia vị. Tuy nhiên, chế biến món gì không quan trọng, quan trọng là nấu bằng cái tâm của mình. Vì vậy, Đồ thờ Việt giới thiệu đến bạn 5 thực đơn nấu món chay trang trọng. Nhưng lại không mất quá nhiều thời gian dành cho bạn. 

Thực đơn 1: 

  • Nấm kho xì dầu
  • Rau thập cẩm xào
  • Canh đậu phụ
Thực đơn Cúng Rằm Tháng7

Nấm đùi gà kho xì dầu

Thực đơn 2:

  • Nem rau củ
  • Đậu phụ xào rau củ
  • Canh bí đỏ
Món Chay Ngày Rằm

Đậu phụ xào rau củ

Thực đơn 3:

  • Cà tím kho tiêu
  • Nem rán chay
  • Đậu cove xào
  • Canh chua chay
Mâm Cúng Ngày Rằm

Canh chua chay

Thực đơn 4: 

  • Đậu phụ sốt cà chua
  • Nộm hoa chuối
  • Miến xào thập cẩm
Cúng Gia Tiên

Miến xào thập cẩm chay

Thực đơn 5:

  • Canh chuối xanh, nấm, lá lốt
  • Đậu que xào
  • Đậu phụ kho xì dầu
  • Mướp đắng nhồi nấm, đậu phụ
Món Chay Cúng Rằm

Đậu phụ kho xì dầu

Văn khấn ngày Rằm tháng 7

Văn khấn là một thứ không thể thiếu trong nghi thức cúng gia tiên Rằm tháng 7 – Vu Lan báo hiếu. Mục đích là giúp gia đình có sức khỏe dồi dào, bình an và những vong linh cô hồn không quấy rối.

Mẫu văn khấn chúng sinh

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh.

Hôm nay ngày……tháng……năm………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà…, đường…, phường (xã)… , quận (huyện) ……………, tỉnh (TP):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: (Biến thức ăn cho nhiều).

Nam mô tát phạ đát tha, nga đà phạ lô chỉ đế, án tám bạt ra, tám bạt ra hồng (7 lần).

Chân ngôn Cam lồ thủy: (Biến nước uống cho nhiều).

Nam mô tô rô bà đa, đát tha nga đa da, đát điệt tha, án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (7 lần).

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng 7 lần).

Những điều cấm kỵ vào ngày Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 ngoài là dịp để báo hiếu bố mẹ, thì cũng là tháng cô hồn với nhiều vấn đề tâm linh cần lưu ý. Dưới đây là những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng 7 Âm lịch này:

  • Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn vì quan niệm rằng buổi tối, ma quỷ đi lang thang nhiều
  • Không đốt tiền vàng, vàng mã vì dễ thu hút ma quỷ kéo đến
  • Không phơi quần áo buổi đêm vì có thể là ma quỷ sẽ “mượn tạm” để mặc
  • Không ăn vụng đồ cúng
  • Không nhặt tiền lẻ rơi vì có thể là tiền cúng bái. Nếu nhặt thì phải chịu tai hoa thay cho người rải tiền
  • Không treo chuông gió ở đầu giường vì dễ thu hút ma quỷ

Đồ thờ Việt chia sẻ bạn những điều cấm kỵ mà bạn nên tránh gặp những điều không may xảy ra với bản thân. Nên kiêng kỵ được gì thì kiêng kỵ.

Chúc bạn sống qua mùa Vu Lan báo hiếu với những hoạt động tạo được nhiều thiện nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn hồi hướng cho thân nhân quá vãng. Và cũng đừng quên là mở cửa ngục và xá tội vong nhân. Thực hiện xá tội các vong nhân bằng chánh niệm và hiện quán. 

Đồ thờ Việt chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng và có làm theo yêu cầu của gia chủ. Nếu bạn quan tâm, có thể liên hệ qua Hotline/Zalo: 0973.812.102 để được tư vấn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các mẫu sản phẩm liên quan đến đồ thờ cúng tại website Đồ thờ Việt để biết thêm chi tiết

———————

Đồ thờ Việt

Địa chỉ: Xóm Hàn, Sơn Đồng, huyện Hoài Đức

SĐT: 0973.912.102

 

Back To Top