skip to Main Content
Menu
0973.912.102 truyenthongsondong@gmail.com

Hội rước lợn kiệu hoa la phù

Lễ hội rước lợn La Phù, là một lễ hội độc đáo được tổ chức hằng năm tại Đình La Phù ( huyện Hoài Đức, Hà Nội ). Con đường ở hội đông kín người, từng người xem kiệu rước lợn bằng hoa. Bên cạnh đó những món đồ thờ cúng trang trọng như là một giây kết nối với thế giới tâm linh. 

Đặc sắc lễ hội, tưởng nhớ những công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang. 

Đây là một dịp để người dân làng La Phù tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.
Theo truyền thuyết xưa kia trước khi lên đường đi đánh giặc, Tĩnh Quốc Tam Lang lại mổ lợn, thổi xôi khao quân, người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.
Ông được Vua Lê Đại Hành, Vua Trần Thái Tông, Vua Lê Thái Tổ và Vua Quang Trung ban sắc phong. Vị lạc tướng tài ba đã “hóa” vào lúc 0 giờ đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng.
Từ đó, cứ đến ngày 13 tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn khao quân và tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương.

Năm Quý Mão 2023, 17 ông lợn có trọng lượng hàng trăm kg được các thôn, xóm trong làng rước ra đình làng La Phù phục vụ lễ hội. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Làm kiệu rước lợn của những bàn tay nghệ nhân  

Mỗi năm dịp lễ hội tới, tiếng gõ tiếng đục gỗ được vang vọng đâu đó ở Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Những chạm khắc hoa văn tinh xảo, của những bàn tay nghệ nhân lâu đời ở xưởng đồ thờ việt. Kiệu được thiết kế có 4 chân đứng chạm khắc hoa sen. Sau những chạm khắc là sẽ được mạ vàng lên nhằm tăng sự sang trọng và tôn kính.  

kiệu rước lợ

Đặc sản Lễ rước lợn, người dân chuẩn bị từ những ngày đầu năm 

Để chuẩn bị cho lễ rước cho năm sau, ngay từ đầu năm, mỗi xóm chọn một gia đình, nhà đó phải là người có đức, tài, con cái trong nhà phải có đủ gái và trai, không có tang, kinh tế khá gi. Để nuôi lợn phục vụ cho Hội rước
Lễ rước “Ông lợn” được người dân làng La Phù tổ chức hằng năm vào tháng Giêng ngày 13.
Thường thì vào tháng 2 hằng năm, các xóm sẽ chọn lợn, tiêu chuẩn lợn phải cân đối, đẹp mã và nặng khoảng 30kg. Lợn từ lúc nuôi được dân làng gọi là “Ông lợn,” chi phí nuôi được cả xóm đó đóng góp lại.Những “Ông lợn” được nuôi theo chế độ ăn đặc biệt như trứng. Cháo gạo nếp, rau củ tươi. Cám phải là cám gạo trộn với ngô xay hoặc gạo nếp được nấu chín. Khi cho ăn rau cũng phải được rửa sạch, chậu ăn và chuồng nuôi luôn được phun rửa.“Ông lợn” được tắm rửa hàng ngày, được mắc màn chống muỗi, lắp cả quạt mát khi trời nóng.
Mùa đông thì tắm ít hơn(bằng nước ấm), những hôm trời quá lạnh thì phải đốt lò than để sưởi.
Nếu có “Ông lợn” nào bỏ ăn, ốm là gia đình được chọn nuôi phải mang lễ ra Đình làng cầu khấn mong “Ông lợn” khỏe lại. Đặc biệt trước ngày hội, “Ông lợn” sẽ được ăn cháo chay để đảm bảo thanh tịnh. Thường thì đến lúc tế lễ trọng lượng mỗi “Ông lợn” khoảng 300kg.

Đồ Thờ Việt
Địa chỉ: Xóm Hàn, Sơn Đồng, Huyện Hoài Đức
SĐT: 0973.912.102

Back To Top