skip to Main Content
Menu
0973.912.102 truyenthongsondong@gmail.com

BÁT BỘ KIM CƯƠNG LÀ AI? Ý NGHĨA VÀ CÁCH THỜ CÚNG 2024

Trong truyền thuyết, Bát Bộ Kim Cương là những vị thần hộ mệnh. Họ còn là biểu tượng của sự bảo vệ khỏi mọi nhũng nhiễu, tai ương và những tà gian mê hoặc. Trong bài viết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tượng Bát Bộ Kim Cương là gì? Và ý nghĩa Bát Bộ Kim Cương trong cuộc sống tâm linh của người Việt Nam.

BÁT BỘ KIM CƯƠNG LÀ AI?

Kim Cương Thủ hay là Bát Bộ Kim Cương, là tám vị Hộ pháp nổi tiếng trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Việt Nam. Với trọng trách hộ tống và bảo vệ Phật và Phật pháp. Những vị trên đều là những Bồ tát – Những người tu hành thiền định trên con đường trở thành Phật. Người có hào quang Phật pháp tỏa sáng. Trọng trách của Bát Bộ Kim Cương là hộ mệnh, bảo vệ Phật khỏi những nhiễu và phá hoại, dù là con người hay ma quỷ.

Tám vị thần này được bài trí trong chùa Việt Nam. Bộ tượng Kim Cương có trang phục như võ tướng, thân mặc giáp. Tay cầm khí giới như sẵn sàng xung chiến. Trong tám vị này thì ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ dữ tợn. Nhằm kết hợp hai chức năng “khuyến thiện” và “trừng ác” của thần linh.

Bát Bộ Kim Cương

Bát Bộ Kim Cương

Tám vị thần có tên riêng là:

  1. Thanh Trừ Tai
  2. Tích Độc Thần
  3. Hoàng Tùy Cầu
  4. Bạch Tịnh Thủy
  5. Xích Thanh Hỏa
  6. Định Trừ Tai
  7. Tử Hiền Thần
  8. Đại Thần Lực

NGUỒN GỐC CỦA BÁT BỘ KIM CƯƠNG

Hình tượng của Kim Cương Thủ Bồ tát có lẽ đã phát triển từ nhân vật anh hùng Heracles của Hy Lạp cổ đại. Dấu ấn này được truyền đến Ấn Độ theo chân đoàn quân viễn chinh của Alexander Đại Đế. Và qua thời gian, đã trở thành vị Bồ tát cầm chùy, bảo hộ cho Phật giáo. Điều này được minh chứng qua những bức tượng và phù điêu. Nó mô tả Kim Cương Thủ như một đấu sĩ mạnh mẽ với cơ bắp cuồn cuộn.

Ý NGHĨA CỦA BÁT BỘ KIM CƯƠNG

Tám vị trong bộ tượng Kim Cương mỗi vị đều mang cho mình một ý nghĩa khác nhau. Họ không chỉ là những hình ảnh tượng trưng trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Việt Nam. Mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục tinh thần, đạo đức và giúp con người hiểu rõ hơn về cuộc sống. Dưới đây là đặc điểm của bộ tượng Kim Cương:

Tượng Bát Bộ Kim Cương

Tượng Bát Bộ Kim Cương

Đặc điểm của tượng Bát Bộ Kim Cương

  • Tượng Kim Cương Thanh Trừ Tai: Tượng Thanh Trừ Tai có vẻ mặt giận dữ. Mặt được tô màu đỏ. Một tay để ngang hông cầm chùy. Một tay giơ cao ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, trừ tai ương hay cái ác. 
  • Tượng Tích Độc Thần: Vẻ mặt Ngài ít giận dữ hơn. Mặt tô màu đỏ. Thế đứng uy nghiêm với bộ giáp. Một tay chỉ vào tai, một tay cầm chùy để ngang hông dưới. 
  • Tượng Hoàng Tùy Cầu: Tuy cũng mang màu mặt là màu đỏ, nhưng vẻ mặt ít nét dữ tợn hơn. Một tay cầm binh khí giơ cao hơn, một tay cầm dây hướng xuống đất. 
  • Tượng Bạch Tinh Thủy: Giống như tên gọi, tượng có màu mặt là màu trắng, nét mặt hiền từ để lộ vẻ nhân hậu. Một tay Ngài cầm bút, một tay ngài nắm chặt, giơ ngang phía trước. 
  • Tượng Xích Thanh Hỏa: Tượng Xích Thanh Hỏa có vẻ mặt giận dữ với màu mặt đỏ đặc trưng. Một tay cầm binh khí giơ cao, một tay chống hông thể hiện phong thái uy quyền. 
  • Tượng Định Trừ Tai: Vẻ mặt trắng hiền từ, một tay ngài nắm chặt để ngang hông, một tay giơ lên cầm binh khí.
  • Tượng Tử Hiền Thần: Nét mặt đỏ hung dữ. Tay đưa cao qua đầu cầm binh khí dài. Một tay đưa xuống, tư thế đứng như sẵn sàng chống lại ma quỷ, cái ác,… 
  • Tượng Lực Thần: Là vị thần mặt trắng cuối cùng trong 3 vị thần mặt trắng của bộ tượng Bát Bộ Kim Cương. Một tay đưa ra trước, hướng lòng bàn tay ra ngoài. Một tay đưa chéo, cầm binh khí hướng xuống. Hai tay được đưa về một bên.

Sứ mệnh và biểu hiện sức mạnh của bát bộ kim cương

Bát Bộ Kim Cương đại diện cho sức mạnh và quyết tâm không thể lay chuyển của Phật giáo thông qua việc vượt qua mọi khó khăn và thách thức. Họ bảo vệ và hướng dẫn người tu hành đi trên con đường đúng đắn, tránh xa mọi cám dỗ.

Họ tượng trưng cho sức mạnh, dũng cảm và quyết tâm của con người. Bên cạnh đó mặt trắng của ba vị trong Bát Bộ Kim Cương cũng tượng trưng cho lòng nhân ái, từ bi. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, dù sức mạnh có mạnh đến cỡ nào thì cũng cần phải đối xử với mọi người bằng lòng nhân ái.

Sự hòa hợp giữa “Khuyến thiện” và “Trừng ác”

Trong khái niệm này, chúng ta có thể hiểu được là, không chỉ cần khuyến khích mọi điều tích cực. Mà chúng ta còn phải ngăn chặn và đẩy lùi điều xấu. Những hành vi độc hại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỗi người chúng ta.

Những giá trị này không chỉ giúp chúng ta trở thành những người tu hành tốt hơn trên con đường Phật giáo. Mà còn giúp chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa hơn trong thế giới hiện đại ngày nay.

CÁCH THỜ CÚNG BÁT BỘ KIM CƯƠNG

Ý Nghĩa Bát Bộ Kim Cương

Ý Nghĩa Bát Bộ Kim Cương

Chuẩn bị cho Lễ Thờ

Trước tiên, cần chuẩn bị một không gian tĩnh lặng, sạch sẽ cho việc thờ cúng. Bàn thờ cần được đặt nơi cao và có hướng về phía Đông hoặc Nam. Trên bàn thờ, đặt tượng Bát Bộ Kim Cương. Tượng này nên làm từ đồng, bạc, vàng, gỗ hoặc đá. Cần chuẩn bị thêm đó là đèn dầu hoặc nến, hương. Ngoài ra, còn có hoa, trái cây và nước tịnh để cúng dường.

Thực hiện Lễ Thờ

Bắt đầu lễ thờ bằng việc thắp sáng đèn dầu hoặc nến, thắp hương. Và cúng dường hoa, trái cây, và nước tịnh. Đây là một cách để tỏ lòng tôn kính và cảm ơn bộ tượng Kim Cương.

Sau đó, hãy đọc kinh nguyện, niệm Phật, hoặc thực hiện thiền định. Trong lúc này, hãy tập trung tâm trí của bạn vào tượng Kim Cương. Tưởng tượng họ đang bảo vệ bạn và hướng dẫn bạn trên con đường tu hành.

Cuối cùng, kết thúc lễ thờ bằng cách biểu lộ lòng biết ơn, niệm Phật, và tỏ lòng tôn kính một lần nữa. Sau đó, dọn dẹp không gian thờ cúng của bạn, giữ cho nó luôn sạch sẽ và tĩnh lặng.

Việc thờ cúng tượng Kim Cương là một nghi thức tôn giáo. Ngoài ra, đây còn là một phần của hành trình tu hành của bạn. Nó giúp bạn tập trung vào con đường tu hành, giúp bạn tìm kiếm sự thanh tịnh, và hướng dẫn bạn trên con đường trở thành một người tu hành chân chính.

Back To Top